Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016

Phong Cách "Chiết Trung" Trong Xu Hướng Thiết Kế Nội Thất Mới

Phong cách chiết trung là sự pha trộn giữa cái cũ với cái mới, phương Đông và phương Tây, sự khoa trương và khiêm tốn, ồn ào và yên tĩnh. Phong cách này khuyến khích gia chủ sử dụng yếu tố mà họ yêu thích vào căn nhà, nên phong cách này thể hiện đậm nét “cái tôi” của mỗi người. Hay hiểu đơn giản phong cách chiết trung là sự phối hợp ngẫu nhiên trong thiết kế theo sở thích của mỗi cá nhân.

Tuy vậy, mỗi phong cách muốn tồn tại thì phải đảm bảo một vài nguyên tắc nhất định. Ngay cả đối với phong cách chiết trung.

Một vài nguyên tác cần nhớ khi thiết kế nội thất theo phong cách chiết trung

1. Sự cân bằng

Đây là nguyên tắc cơ bản cho bất kì phong cách nào và càng trở nên quan trọng trong phong cách chiết trung. Vì phong cách chiết trung là sự phối hợp tự do, nếu không có sự cân bằng trong cách sắp xếp căn phòng sẽ trở thành một đống hỗn độn. Hãy cố gắng cân bằng các chi tiết khác biệt trở nên hòa hợp, mới lạ và độc đáo trong tổng thể.


2. Đối lập theo nguyên tắc

Phong cách chiết trung toát lên vẻ hấp dẫn từ sự tương phản. Để tạo ra được sự tương phản này bạn cần có sự kết nối trong không gian một cách tinh tế.


Ví dụ như đối lập hoàn toàn về màu sắc và kiểu dáng, tuy nhiên chúng sẽ phải tương đồng về kích thước bên ngoài,và đặt đối xứng nhao qua trục. Hay sự đối lập còn diễn ra ở sự lựa chọn màu sắc : nóng và lạnh,…


3. Sự lặp lại

Sự lặp lại về màu sắc, hình dáng, hình ảnh, họa tiết… trong thiết kế giúp hình thành nên “nhịp điệu” của phong cách chiết trung.

Phong cách chiết trung đặc trưng bởi cách trang trí bằng hoa văn và màu sắc. Sự kết hợp từ nhiều loại kiểu dáng, hoa văn được thống nhất qua cách bố trí lặp lại : lặp lại những họa tiết hoa văn, lặp lại những chi tiết màu sắc… hình thành nên một mảng họa tiết lớn ,làm nền cho không gian, nhịp nhàng và tinh xảo.

Sự lặp lại của các khối hình học chữ nhật ở khung cửa sổ, khung ảnh, tủ sách và sofa

Hãy tưởng tượng khi bạn có quá nhiều yếu tố khác nhau thì cách sắp xếp chúng theo hàng lối lặp lại vị trí  là cách tốt nhất để tạo ra một không gian chặt chẽ

4. Chất liệu và màu sắc

Không giới hạn trong việc sử dụng chất liệu, màu sắc kết hợp một cách tự do đầy ngẫu hứng trong một tổng thể. Tuy nhiên, cách đơn giản để dễ dàng  đẩy tính chiết trung lên cao, bạn cần tinh tế trong việc kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố này với nhau.



Phong cách chiết trung được thể hiện chiều sâu thông qua chất liệu sử dụng. Hoặc chính là chiều sâu được tạo ra từ các lớp trang trí đồ vật, từ các họa tiết khác nhau trong một tổng thể hoàn chỉnh.


Không có bất cứ nguyên tắc nào trong việc lựa chọn màu sắc, tuy nhiên bạn phải có cảm nhận tốt về màu nếu không muốn biến nhà mình thành loè loẹt. Và có nghĩa, việc sử dụng màu sắc tùy thuộc vào sự phối trộn theo công thức cá nhân hóa của bạn, có thể kết hợp giữa nhiều gam màu rực rỡ hoặc giữa nhiều sắc thái khác nhau của một tone màu…

5. Nền đơn giản

Phong cách chiết trung sử dụng nhiều chi tiết với nhiều phong cách khác nhau nên bạn cần có nền tường, sàn nhà, cửa sổ đơn giản để dung hòa mọi thứ. Sử dụng màu sắc đơn sắc cho tường nhà, hay thiết kế cửa sổ đơn giản là phương án tốt cho vấn đề này. Nếu bạn vẫn thấy căn phòng đơn điệu, thử chọn một màu sắc đã có trong phòng, làm điểm nhấn cho một bức tường hoặc trên trần nhà.


6. Điểm nhấn

Phong cách chiết trung là sự kết hợp chéo giữa các thiết kế khác nhau. Vậy bạn sẽ làm gì nếu có một đồ vật rất yêu thích nhưng dường như lại không có sợi dây kết nối nào giữa nó với không gian đang có? Hãy biến nó thành điểm nhấn cho căn phòng. Một không gian chỉ nên có một hay hai điểm nhấn nổi bật như thế này.


Nguồn Internet


====================================== 
* * * Z E N H O M E S   F U R N I S H  I N G * * * 

- Xem thêm nhiều SP khuyến mãi tại : http://bit.ly/1prC3lJ
. Thiết kế và thi công nội thất theo cách hiện đại
. Sản xuất và kinh doanh : tủ, giường, bàn, ghế, sofa, sofa nệm, salon nệm
Điện thoại : 0866.845.888-0866.845.588 - Email : info@zenhomes.vn
Địa chỉ : 233B - Bùi Thị Xuân - F.1 - Tân Bình - HCM​

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét