Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

BẾP CHỮ U – ƯU ĐIỂM VÀ LƯU Ý KHI THIẾT KẾ

Được hình thành từ ba khu vực khác nhau (tường hoặc tủ bếp), bếp chữ U là thiết kế hiệu quả nhất trong các kiểu bếp phổ biến hiện nay, nhờ khả năng lưu trữ và diện tích hoạt động lớn.
Hơn thế nữa, bếp còn khai thác tối đa “tam giác hoạt động” nằm giữa khu vực chuẩn bị nguyên vật liệu (tủ lạnh), nấu nướng (bếp lò) và lau dọn (bồn rửa). “Tam giác hoạt động” luôn được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến tính ưu việt của một căn bếp.
Do những ưu điểm đó, bếp chữ U đặc biệt thích hợp với những ai yêu thích nấu nướng và dành nhiều thời gian trong bếp. Tuy nhiên, để có thể thật sự tối ưu hóa công năng của bếp, bạn hãy tham khảo các lưu ý sau đây của Häfele và tìm đến sự tư vấn và hỗ trợ của chuyên gia nhé!
1. Tùy chỉnh thiết kế bếp chữ U theo diện tích
Bếp chữ U là một thiết kế khá năng động, có thể áp dụng cho nhiều kích cỡ không gian khác nhau. Nhưng tùy theo diện tích, bạn cần điều chỉnh ít nhiều để tránh ảnh hưởng đến tính hiệu quả của bếp.
Cụ thể, với những gian bếp lớn, “tam giác hoạt động” của bếp chữ U sẽ có nguy cơ bị mở rộng, khiến bạn phải di chuyển nhiều giữa các khu vực. Vì thế, bạn hãy lắp thêm đảo ở giữa bếp để làm nơi đặt bồn rửa, giúp thu hẹp “tam giác”.
 
Trong trường hợp diện tích bếp nhỏ hoặc vừa phải, thiết kế bếp chữ U với đặc tính đóng kín sẽ dễ khiến không gian trở nên chật chội, gò bó. Để tránh tình trạng này, bạn cần “giải phóng” một trong hai khu vực “cánh” của bếp và biến nó thành bán đảo để làm nơi dùng bữa, hoặc tiếp khách trong lúc nấu ăn.
Một lưu ý khác là bạn cần cân nhắc diện tích bếp nhà mình cẩn thận trước khi lựa chọn thiết kế bếp chữ U, để đảm bảo có đủ không gian trong bếp cho việc đóng mở cửa tủ, thiết bị cũng như việc di chuyển.
2. Sắp xếp theo chiều dài các khu vực bếp
Do sở hữu ba khu vực khác nhau, bếp chữ U dễ khiến người dùng bối rối trong việc sắp đặt thiết bị và tủ bếp. Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu với quy tắc ưu tiên không gian cho khu vực nấu nướng. Theo đó, bếp lò có thể nằm ở “cánh” dài nhất của chữ U, cách xa bồn rửa và tủ lạnh.
Để không cản trở quy trình nấu nướng, bạn nên đặt tủ cao ở vị trí xa nhất của bếp, còn bồn rửa có thể nằm gần cửa sổ (nếu có) để tận dụng ánh sáng tự nhiên.
3. Tối ưu hóa các khu vực góc
Một số người xem hai khu vực góc là một điểm bất lợi của bếp chữ U do chiếm nhiều diện tích nhưng lại hạn chế trong lưu trữ. Tuy nhiên, bạn có thể tối ưu hóa khả năng lưu trữ của các khu vực này với phụ kiện chuyên dụng dành cho tủ bếp góc như LeMans II. Với các phụ kiện tủ bếp góc, bạn sẽ cất giữ nồi chảo, chén đĩa hiệu quả trong góc tủ và dễ dàng lấy khi cần.
 
Chúc bạn có một căn bếp chữ U như ý với những bí quyết về lưu ý khi thiết kế nhé!
Nội thất Zenhomes 
Chuyên tư vấn thiết kế - thi công nội thất và tủ bếp theo yêu cầu. 
> Địa chỉ: 233B Bùi Thị Xuân, F.1, Tân Bình, HCM.
> Hotline: 02866.845.888 - 02866.845.588
MIỄN PHÍ TƯ VẤN - THIẾT KẾ KHI THI CÔNG TẠI ZENHOMES
Xu hướng tìm kiếm: chia se kinh nghiembep chu u

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét